Quốc đảo Malta thu hút người giàu như thế nào

Quốc đảo này nằm ở phía nam đảo Sicily của Italy, giữa châu Âu và Bắc Phi, từng là thuộc địa của Hy Lạp, La Mã, Pháp và Anh.

Từ nhiều thế kỷ nay, vị trí chiến lược đã giúp Malta củng cố vai trò cửa ngõ thương mại tại châu Âu. Họ hiện vẫn là trung tâm hàng đầu cho việc chứa và vận chuyển hàng hóa. Malta có ngành du lịch và tài chính phát triển, thu hút nhiều người giàu trên thế giới.

Từ năm 2014, một phần vì khó khăn kinh tế, Malta bắt đầu thực hiện Chương trình Nhà đầu tư cá nhân (IIP). Họ sẽ cấp quyền công dân cho người nước ngoài dinh cu malta với điều kiện đầu tư nhất định.

Đây là chương trình công dân đầu tiên tại EU được Ủy ban châu Âu (EC) công nhận. Malta kỳ vọng sẽ thu hút những người có thể đóng góp tài năng và mạng lưới kinh doanh cho quốc đảo này.

quoc-dao-malta-thu-hut-nguoi-giau-nhu-the-nao

Một bến đỗ du thuyền tại Malta. Ảnh: Velasud

Quá trình xử lý đơn xin cấp quyền kéo dài tối đa 24 tháng. Sau khi được kiểm tra kỹ càng, ứng viên và người phụ thuộc sẽ được trao quyền công dân. Họ phải là những người có danh tiếng tốt và không thuộc các nước bị trừng phạt.

Malta được đánh giá là quốc gia có mức sống cao, hệ thống chính trị ổn định và kinh tế tăng trưởng mạnh. Riêng với người giàu, quyền công dân Malta sẽ cho họ rất nhiều lợi ích, hơn là chỉ được đỗ du thuyền tại đây. Là công dân Malta có nghĩa họ sẽ được tự do đi lại trong 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Họ cũng có thể sống và làm việc tại một quốc gia EU khác, và được miễn visa khi tới hơn 160 quốc gia khác ngoài EU, trong đó có Mỹ.

Chính sách về thuế cũng được đánh giá khá thuận lợi. Và Malta cũng chấp thuận các công dân mang 2 quốc tịch. Người nộp đơn còn có thể đăng ký kèm vợ, chồng, hoặc người phụ thuộc.

Để trở thành công dân Malta, người nộp đơn phải có giấy tờ chứng minh đã cư trú tại đây 12 tháng và đáp ứng nhiều tiêu chuẩn đầu tư, như mua bất động sản giá trị tối thiểu 350.000 euro và sở hữu ít nhất 5 năm, thuê đất cư trú tại Malta 5 năm với giá thuê hàng năm ít nhất 16.000 euro, đóng góp vào Quỹ phát triển và xã hội quốc gia, hay mua cổ phiếu/trái phiếu của nước này. Một năm, người nộp đơn chính sẽ phải đóng góp hơn 650.000 euro cho Malta.

Khi mới đưa ra chương trình này, Malta đã gây ra khá nhiều tranh cãi. New York Times cho biết dù các quốc gia châu Âu có quyền bán quốc tịch cho bất kỳ ai họ muốn, hoạt động này vẫn khá hiếm. Một số nghị sĩ châu Âu còn cho rằng quốc tịch châu Âu “không phải để bán”.

Bên cạnh đó, hoạt động này còn khiến Malta có nguy cơ đi vào vết xe đổ của Cyprus. Quốc đảo này luôn bị chỉ trích là trở thành nơi che giấu tài sản cho giới nhà giàu.

quoc-dao-malta-thu-hut-nguoi-giau-nhu-the-nao-1

Malta được xem là một trong những quốc gia có chi phí quyền công dân rẻ nhất thế giới.

Ban đầu, Malta thậm chí không cần yêu cầu cư trú, mà chỉ cần tiền đóng góp. Thủ tướng Malta khi đó – Joseph Muscat ước tính sẽ có 45 người nộp đơn trong năm đầu tiên, mang về khoảng 30 triệu euro cho nước này. Vài tháng sau, dưới áp lực của giới chức châu Âu, Malta mới đưa vào điều kiện cư trú 12 tháng.

Trong năm 2015, hơn 570 người đã đăng ký chương trình này của Malta. BBC cho biết đây vẫn là một trong những quốc gia có chi phí quyền công dân rẻ nhất thế giới, bên cạnh Cyprus hay Dominica.

Theo VNexpress

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*