Nếu mang những thứ này vào châu Âu, du khách có thể bị phạt 300-500 Euro

Nếu đang có ý định đi du lịch ở các quốc gia châu Âu, bạn không nên mang những loại đồ dùng, thực phẩm được chia sẻ dưới đây để tránh gặp rắc rối với an ninh sân bay. Đôi khi, số tiền bạn phải nộp có thể còn cao hơn cả tổng số tiền bạn đã chi cho chuyến đi.

Những loại quần áo, túi xách hàng fake, dược phẩm nghi có chứa cao hổ, sừng tê giác, hàng hóa liên quan đến động vật, hoa quả tươi… đều sẽ bị kiểm tra kĩ nguồn gốc và nguy cơ bị phạt cực cao nếu bạn mang chúng vào lãnh thổ châu Âu.

  1. Quần áo, túi xách hàng fake

Nhập cảnh vào châu Âu, nếu không chắc chắn quần áo, túi xách, giày dép, trang sức, mỹ phẩm…của mình là hàng hiệu, đồ nhập chính hãng thì tốt nhất không nên mang theo. Người Châu Á tới châu Âu du lịch mang theo những hàng hóa như vậy có thể sẽ mất thêm nhiều thời gian giải thích với cơ quan an ninh, thậm chí còn bị phạt tiền khi vô tình mang theo đồ giả, đồ nhái.

Kể cả người châu Âu khi đi du lịch ở các quốc gia khác không để ý mua đồ lưu niệm hay quần áo, túi xách thời trang không rõ nguồn gốc cũng có thể bị phạt khi mang vào châu Âu.

Khi đến châu Âu du lịch, du khách cũng được khuyến cáo không nên mua đồ ở những địa điểm bất bình thường mà chỉ nên mua ở những cửa hàng hợp pháp. Và cũng phải nhìn giá nữa. Nếu có một sản phẩm ở châu Âu có giá rẻ bất thường thì phải cảnh giác ngay.

  1. Các đồ dùng, dược phẩm làm từ bộ phận của động vật

Đã có nhiều du khách châu Á, châu Phi bị tịch thu dược phẩm nghi có chứa thành phần cao hổ, cao ngựa, cao khỉ, sừng tê giác, cá ngựa….Một vật dụng nhỏ làm từ các bộ phận của động vật cũng có thể gây rắc rối lớn cho bạn, ví dụ như móc đeo chìa khóa, vòng tay, lược làm từ ngà voi, ống tẩu làm từ mai rùa biển hoặc san hô…

  1. Đồ ăn

Khách du lịch châu Á đến châu Âu nhìn chung thích mang theo đồ ăn, đôi khi an ninh tại sân bay cũng bỏ qua nếu đó là đồ khô, đồ nấu chín đóng gói bảo quản hoàn hảo. Nhưng có khi du khách mang theo cả quả tươi còn nguyên hạt có thể trồng được, thịt còn sống, hoặc những đồ ăn người châu Âu không biết là cái gì, ví dụ như ô mai.

Ngoài ra, khi đến các nước thuộc EU, du khách cũng không nên mang theo đồ ăn từ thịt hoặc bơ sữa mà không có giấy tờ kiểm dịch hay chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này xuất phát từ việc chức Liên minh châu Âu muốn ngăn chặn dịch bệnh nghiêm trọng cho gia súc gia cầm.

Nếu bị phát hiện mang những sản phẩm thức ăn đã được khuyến cáo nên tránh thì không chỉ đồ vật sẽ bị tịch thu, tiêu hủy mà người mang chúng cũng có nguy cơ bị phạt từ 300 – 500.000 Euro.

Tuy nhiên những sản phẩm thịt và bơ sữa có nguồn gốc từ Na Uy, Thụy Sỹ, Croatia, Iceland, Greenland, quần đảo Faeroe có thể được mang theo dưới 2kg /người để phục vụ nhu cầu cá nhân.

  1. Một số vật cấm khác theo quy định của từng quốc gia

– Nước Anh:

+ Nghiêm cấm du khách mang tất cả các loại thực phẩm từ thịt cá, hoa quả, rau củ.

+ Nghiêm cấm du khách mang tất cả các loại thuốc không có giấy phép, chất kích thích, thuốc an thần…

– Nước Đức:

+ Nghiêm cấm du khách mang tất cả các loại thịt và thực vật khô.
+ Nghiêm cấm du khách mang tất cả các chất phóng xạ.
+ Nghiêm cấm du khách mang tất cả các đồ vật có giá trị lịch sử, nghệ thuật thời kỳ tiền Columbo.

– Nước Ý:

+ Cấm du khách mang các loại thực phẩm, thịt không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đóng hộp bảo quản.

+ Các loại thực phẩm như cafe, trà, đường, hạt tiêu.

+ Cấm du khách mang các sản phẩm làm từ ngà voi, lông thú, da thú.

+ Cây cảnh (phải có dấu chứng nhận kiểm dịch thực vật).

+ Thiết bị điện tử không dây và máy bộ đàm.

+ Thiết bị nghe nhìn điện tử không có mác CE (mác chứng nhận xuất xứ).

– Nước Pháp:

+ Nghiên cấm du khách mang tất cả các loại ngà voi và tất cả các sẩn phẩm làm từ da động vật.

+ Nghiên cấm du khách mang tất cả các cả các loài thực vật sống.

+ Sơn, chất đánh bóng và các dung môi làm sạch.

 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*